Công nghệ VAR là gì? VAR xuất hiện lần đầu tiền khi nào?

Công nghệ VAR là gì? VAR xuất hiện lần đầu tiền khi nào?

Khi theo dõi các trận đấu bóng đá trong những năm gần đây, bạn thường xuyên nghe đến cụm từ “Check VAR” mỗi khi có những tình huống gây tranh cãi trên sân. Vậy bạn có thật sự biết VAR là gì hay không? VAR xuất hiện lần đầu tiền vào khi nào? Những tình huống nào thì VAR sẽ can thiệp? Sau đây, hãy cùng TP88.wiki tìm hiểu về khái niệm, cách hoạt động cũng như vai trò của công nghệ VAR trong một trận đấu bóng đá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. VAR là gì?

VAR (viết tắt của Video Assistant Referee) là một công nghệ hỗ trợ trọng tài trong bóng đá. Công nghệ này cho phép trọng tài sử dụng video để xem lại các tình huống tranh cãi và đưa ra quyết định chính xác hơn. Đây là một hệ thống công nghệ cao giúp các trọng tài có thêm thông tin từ các đoạn video được quay từ nhiều góc camera, nhằm phân định chính xác các quyết định quan trọng. VAR thường xuyên được áp dụng để kiểm tra những quyết định liên quan đến việc xác định việt vị, phát hiện lỗi trong khu vực cấm địa, quyết định việc rút thẻ đỏ và làm rõ người ghi bàn trong những pha bóng gây tranh cãi.

var-la-gi
Ứng dụng công nghệ VAR vào Euro 2024

Trong các trận đấu bóng đá, hệ thống Trợ lý Trọng tài Video (VAR) giám sát sự kiện từ một trung tâm giám sát với hình ảnh và video được thu từ nhiều camera đặt quanh sân. Nếu có sự cố gây tranh cãi và trọng tài chính không chắc chắn về quyết định, trọng tài VAR sẽ liên lạc qua microphone và tai nghe để cung cấp thông tin. Sau đó, trọng tài chính có thể xem xét lại sự việc từ các góc camera do VAR cung cấp để đưa ra phán quyết cuối cùng.

2. Công nghệ VAR được ra đời khi nào?

Hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB) đã chấp thuận các buổi thử nghiệm và kế hoạch đi tới việc áp dụng hoàn toàn VAR trong buổi đại hội thường niên năm 2016. Lukas Brud, thư ký IFAB, cho rằng “Với những công nghệ như 4G và Wi-Fi đang được sử dụng ngày nay…chúng tôi biết rằng phải giúp các trọng tài khỏi mắc phải các sai lầm mà ai cũng có thể thấy rõ ngay lập tức”.

Một buổi thử nghiệm trực tiếp hệ thống VAR đã bắt đầu vào tháng 8 năm 2016 với một trận đấu United Soccer League giữa hai đội chơi tại Major League Soccer. Trọng tài Ismail Elfath đã xem xét hai tình huống lỗi trong trận và, sau khi được tư vấn từ trợ lý trọng tài video Allen Chapman, đã quyết định rút một thẻ đỏ và một thẻ vàng với mỗi tình huống. Quy trình xem xét video được giới thiệu một tháng sau đó trong một trận đấu giao hữu quốc tế giữa Pháp và Ý Một “màn hình ngoài sân” đã được đưa vào sử dụng tại giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2016, cho phép các trọng tài xem lại tình huống ngay trên sân.

3. VAR sẽ can thiệp vào những tình huống nào trên sân?

3.1. Tranh cãi về bàn thắng

Công nghệ VAR đóng vai trò rất quan trọng đến việc công nhận bàn thắng trong trận đấu của một đội bóng bởi nó sẽ giúp trọng tài chính có thể nắm bắt mọi diễn biến dẫn đến pha ghi bàn. Nếu một đội bóng ghi được bàn thắng và đội bị thủ lưới khiếu nại với trọng tài thì lúc này VAR sẽ giúp trọng tài chính theo dõi lại trước khi bàn thắng được ghi. Trường hợp cầu thủ ghi bàn hoặc tham gia tấn công trong pha bóng đó rơi vào thế việt vị, để bóng chạm tay hoặc phạm lỗi với cầu thủ đối phương thì bàn thắng lúc này sẽ không được công nhận.

var-la-gi
Công nghệ VAR giúp trọng tài ra quyết định có công nhận bàn thắng hay không

3.2. Phạm lỗi dẫn đến Penalty

Những tình huống phạm lỗi trong vòng cấm thường mang rất nhiều tranh cãi trong một trân đấu. Chính vì thể công nghệ VAR sẽ giúp cho trọng tài đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc quyết định phạt đền nhằm mang lại một trận đấu công bằng và minh bạch hơn. Tuy nhiên trong một vài trận đấu quyết định thổi Penalty sau khi VAR vào cuộc vẫn gây tranh cãi, bởi VAR chỉ mang tính chất hỗ trợ còn người ra quyết định vẫn là trọng tài chính trên sân.

3.3. Phạm lỗi dẫn đến thẻ đỏ

Hành vi bạo lực trong bóng đá gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của cầu thủ mà còn khiến khán giả cảm thấy phẫn nộ. Đó là lý do mà công nghệ VAR được phát triển, nhằm giảm thiểu những tình huống chơi xấu bằng tiểu xảo hay đánh nguội đối phương của các cầu thủ trên sân. Tuy nhiên VAR chỉ can thiệp khi trọng tài quyết định trực tiếp đưa ra thẻ đỏ, còn các tình huống thẻ vàng thứ hai sẽ không được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại này.

var-la-gi
Tình huống trọng tài chính ra xem lại màn hình VAR để đưa ra quyết định cuối cùng

Treo giò là gì? Tất cả thông tin về luật treo giò năm 2024

3.4. Các quyết định nhầm lẫn của trọng tài

Trên thực tế, những trọng tài khi làm việc cũng không ít lần gây nên sự phẫn nộ bởi các quyết định thiếu chính xác trên sân bóng gây nên mâu thuẫn lớn giữa hai đội bóng trên sân. Tuy nhiên, VAR đã ra đời để giảm thiểu tối đa các quyết định sai lầm ấy và trọng tại có thể sửa chữa, thay đổi quyết định giúp trận đấu thêm công bằng.

4. Các bước xử lý tình huống của VAR

Quy trình xử lý tình huống của VAR trong bóng đá bao gồm:

– Trọng tài trên sân sử dụng tín hiệu để yêu cầu xem lại hình ảnh.
– VAR xem xét các cảnh quay từ nhiều góc độ khác nhau.
– Trong trường hợp cần, VAR có thể yêu cầu thêm dữ liệu từ các camera khác.
– Kết quả từ VAR được truyền đến trọng tài trên sân để điều chỉnh quyết định.
– Quyết định cuối cùng được công bố cho đội bóng và khán giả thông qua hệ thống hiển thị tại sân vận động.

var-la-gi
Bên trong phòng làm việc của tổ trọng tài VAR

5. Ưu nhược điểm của VAR

5.1. Ưu điểm của VAR

Trong lợi ích, công nghệ VAR cải thiện độ chính xác và công bằng trong các quyết định của trọng tài bằng cách cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau. Nó giúp giảm thiểu sai sót và tranh cãi không cần thiết, tăng tính minh bạch và công bằng trong trận đấu. Hơn nữa, VAR hỗ trợ đắc lực cho trọng tài bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về các tình huống trên sân giúp họ đưa ra quyết định chính xác hơn.

5.2. Nhược điểm của VAR

Tuy nhiên, công nghệ này cũng mang lại một số hạn chế. Một số người cho rằng VAR làm giảm đi sự hấp dẫn và kịch tính của trận đấu do các gián đoạn và thời gian chờ đợi. Triển khai VAR cũng đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và chi phí, không phải lúc nào cũng khả thi cho mọi giải đấu. Sự phụ thuộc quá mức vào VAR có thể làm giảm khả năng quyết định độc lập của trọng tài trên sân.

var-la-gi
Tình huống gây tranh cãi mặt dù đã có sự can thiệp từ VAR

6. Đâu là giải đấu lớn đầu tiên áp dụng công nghệ VAR

World Cup 2018 là lần đầu tiên công nghệ VAR được áp dụng tại một giải đấu lớn. Tổng cộng 335 tình huống đã được VAR kiểm tra trong vòng bảng, trung bình bảy tình huống mỗi trận, và 14 quyết định của các trọng tài đã được thay đổi hoặc rút lại sau khi được VAR xem xét. Theo FIFA, hệ thống VAR có tỷ lệ thành công 99,3%, chính xác hơn nhiều so với tỷ lệ quyết định đúng của trọng tài khi không có VAR là 95%.

Việc sử dụng VAR được coi là giúp cho giải đấu năm 2018 trở thành kỳ World Cup ít tiêu cực nhất kể từ năm 1986, sau khi không có thẻ vàng nào được rút ra trong 11 trận đấu đầu tiên và chỉ có bốn cầu thủ phải rời sân trong cả giải đấu, con số ít nhất kể từ năm 1978. 22 bàn thắng đã được ghi từ 29 quả phạt đền được trao, con số đánh bại kỷ lục 17 quả phạt đền tại World Cup 1998; sự tăng lên đột biến số quả phạt đền tại World Cup 2018 được cho là nhờ hệ thống VAR đã giúp phát hiện các pha phạm lỗi khó nhận biết. Giám đốc kỹ thuật David Elleray của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế cho rằng sự hiện diện của VAR khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống mới này.

var-la-gi
Công nghệ VAR được áp dụng lần đầu tiên tại World Cup 2018

Trên hành trình khám phá về công nghệ Video Assistant Referee (VAR), chúng ta đã được làm quen với một cách tiếp cận mới trong việc hỗ trợ trọng tài và quyết định trận đấu. VAR không chỉ là một công nghệ mới mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc tăng tính công bằng và chính xác trong bóng đá. Bằng cách tận dụng sức mạnh của video và máy tính, VAR đang làm thay đổi cách mà các trận đấu được quản lý và quyết định. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *